Vụ án của anh Đoàn Văn Vươn sắp được đưa ra xét xử. Phần lớn những nhà tranh đấu dân chủ, bênh vực quyền con người đều ủng hộ anh. Từ những người mang trong mình dòng máu nóng chống bất công áp bức, đến những luật gia kỳ cựu bênh vực dân chủ, đến một số sinh viên luật cũng lên tiếng cho rằng anh Vươn vô tội.
Trong cái dòng thác sôi sục đó, nếu ai đi ngược lại sẽ bị cộng đồng chỉ trích, ném đá. Ý thức được việc này, tuy nhiên tôi cũng sẽ phân tích vụ án dưới một góc nhìn khác. Chúng ta cần đặt vụ việc vào hệ thống mới thấy được tính đúng sai của nó.
Vụ việc bắt đầu từ chính sách đất đai của nhà nước. Nhà nước Việt nam hiện nay do ĐCS lãnh đạo, khởi nguồn từ cách mạng tháng 8.1945. Ngày ấy nước VN rất nghèo nàn, là một nước thuần nông nhưng ruộng đất lại nằm trong tay một nhóm nhỏ người. Nhóm này lũng đoạn ruộng đất, cho nông dân thuê lại với giá cao gây ra nhiều bất công ngang trái, trong đó có nạn chết đói. Khẩu hiệu của ĐCS là người cày có ruộng. Say khi nắm được chính quyền, họ đã thực hiện lý tưởng trên. Tuy quá trình thực hiện có vài vấp váp gây ra oan khiên, đầu rơi, máu chảy nhưng về cơ bản họ thực hiện được. Với qui định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, chính quyền đã đại diện quản lý đất. Họ tiến hành cấp phát hoặc cho thuê. Rất nhiều người đã có đất mà không qua cơ chế thị trường, nghĩa là được chính quyền cho không. Có thể xem chính quyền là chủ nhân ông của đất, họ có thể cho thuê, cấp phát hoặc thu hồi. Tất nhiên là chủ nhân ông theo luật chứ không phải chủ nhân ông sở hữu tư nhân như ta thấy. Đây là điểm mấu chốt chúng ta cần nhớ rõ.
Số đất nuôi tôm của anh Vươn hiện có không phải là của anh, tức là anh mua hoặc được thừa kế. Đây là đất của chính quyền, anh là người thuê trong 14 năm. Theo hợp đồng đến năm 2007 (hoặc 2008 gì đó) anh phải có nghĩa vụ trả lại. Chính quyền đã có thông báo thu hồi nhiều lần nhưng ông Vươn không chấp nhận nên chính quyền có quyền cưỡng chế thu hồi (hết hạn từ 2007-2008 nhưng đến 2012 mới cưỡng chế, chứng tỏ sự chây ỳ quá lâu). Ông Vươn chống lại việc thu hồi là sai. Ông gắn bom, gài mìn, bắn súng là hành động nguy hiểm. (Tôi phân tích trên cái lý tổng thể còn những kỹ thuật như ai ra quyết định cho đúng, ai làm cho đúng, lý lẽ thu hồi là gì cho hợp,… cái đó chỉ mang tính hình thức).
Giới tranh đấu bênh vực ông vì cho rằng ông có công cải tạo A, B, C… là không đúng. Tôi thuê mảnh đất của bạn, tôi đầu tư xây dựng quán café, sang lấp mặt bằng,… rồi vin vào cớ đó để không trả lại đất cho bạn là không được. Về nguyên tắc chính quyền cho thuê thì chính quyền có thể thu hồi để làm chuyện khác hoặc cho người khác thuê. Anh tham gia cuộc chơi này thì anh phải chấp nhận, anh phải tính toán đầu tư làm sao mình có thể thu hồi được vốn gói gọn trong thời gian đó. Anh không thể lấy lý do là đầu tư, cải tạo quá nhiều rồi giữ lại cho mình, không trả lại cho chính quyền đúng hạn cam kết.
Giới tranh đấu đưa các bằng chứng mất mát như con gái anh bị đuối nước, hay hình ảnh anh là một nông dân thấp cổ, bé họng bị ức hiếp,… để bênh vực anh là không đúng. Làm ăn, sinh sống là phải có rủi ro, anh phải chấp nhận. Nông dân cũng phải chấp pháp như tỷ phú, không thể có sự khác biệt.
Nếu ông Vươn được cho là đúng trong vụ này thì sẽ có ba hệ quả xảy ra:
Thứ nhất nhiều đất đai nhà nước cho một số cá nhân thuê sẽ không thể thu hồi được, như vậy là bất công vì đất thuê tự nhiên biến thành đất chủ.
Thứ hai là tạo ra tiền lệ bạo lực chống lại chính quyền, điều này là nguy hiểm cho việc thực thi quốc pháp.
Thứ ba là chi phí đền bù giải tỏa sẽ tăng lên nhanh chóng, toàn dân sẽ phải trả phí cao hơn để có hạ tầng đường xá, nhà cửa trong khi một số ít may mắn thuê đất trước đây là có lợi. Nếu đất của họ thì lợi là chính đáng (thuận mua, vừa bán) nhưng đất được chính quyền cấp thì không chính đáng. Tôi thấy hiện nay nhiều nhà đấu tranh dân chủ cứ bênh vực chằm chằm cho nông dân nhưng họ không thấy nhiều nông dân tự nhiên được đền bù rất hậu hĩnh, cái may của họ là được nhà nước cấp cho đất có dự án mà thôi. Khi đền bù cao có nghĩa là bạn phải trả nhiều tiền hơn mới có nhà (tôi xem tham nhũng như một hệ số).
Giới tranh đấu bênh vực ông Vươn vì cho rằng có một liên minh âm mưu cướp đất của ông. Điều này có thể đúng nhưng luật pháp là phải nói có sách mách có chứng, chúng ta không thể suy diễn cảm tính lung tung được. Vụ Tiên Lãng hoàn toàn khác với vụ Nọc Nạng. Vụ Nọc Nạng là có đối tượng hưởng lợi mua chuộc quan chức còn vụ này thì chưa thể chứng minh được.
Phân tích như trên không nghĩa là tôi ủng hộ chính quyền hoàn toàn. Dưới góc nhìn logic của chính sách đất đai do họ đưa ra, thực thi thì hành động của họ là đúng. Tuy nhiên đây là cái đúng trong một hệ thống sai.
Khởi nguồn cái sai là họ thực hiện chính sách “người cày có ruộng” một cách phi thị trường. Đúng ra chính quyền phải tôn trọng quyền sở hữu ruộng đất tư nhân, tiến hành tái phân bổ sở hữu qua mua bán, định mức hạn điền như cải cách ruộng đất ở Miền Nam. Nếu thực hiện đúng điều này thì sẽ không có hệ quả tiếp theo là cưỡng chế thu hồi, định giá thu hồi quá cao (có những con đường ở HN chỉ gần km mà chi phí giải phóng mặt bằng lên đến hàng nghìn tỷ) hoặc quá thấp để rồi sinh ra nạn kiện cáo, dân oan. Rõ ràng hai lần sai chưa hẳn là đã đúng.
Nếu chúng ta cứ tiếp tục thực hiện hệ thống sai này thì chắc chắn sẽ sinh ra nhiều dân oan cũng như nhiều tỷ phú trúng đất đền bù cũng như sản sinh ra bầy sâu tham nhũng từ đất cát.
Anh Vươn nếu có công thì công của anh là làm cho hệ thống sai lâu nay âm ỉ, ít người chú ý trở thành nhức nhối. Chỉ khi nào chúng ta sửa được lỗi hệ thống trong chính sách đất đai thì hành động của anh Vươn mới có ý nghĩa. Mọi chuyện xét xử nặng tội hay tha bỏng cũng chỉ làm cho những Đoàn Văn Vươn khác xuất hiện mà thôi, không thể khác hơn được.
Hãy trả lại quyền sở hữu tư nhân đất đai, trả lại tính thị trường cho đất đai. Vận hành nền kinh tế tư nhân để các chủ thể thuận mua vừa bán. Trong hệ thống kinh tế thị trường tự do thì đất cũng chỉ là một nhân tố của nền kinh tế. Nó phải tuân theo qui luật kinh tế thị trường. Vai trò của chính quyền trong hệ thống này chỉ là trọng tài chứ không phải là chủ nhân ông để rồi đi cho thuê hay thu hồi.
Đây chính là hệ thống đúng.
Nguyễn Văn Thạnh
Xem thêm: Nguyễn Tấn Dũng , Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang
[ Xem thêm ]
Đoàn Văn Vươn |
Vụ việc bắt đầu từ chính sách đất đai của nhà nước. Nhà nước Việt nam hiện nay do ĐCS lãnh đạo, khởi nguồn từ cách mạng tháng 8.1945. Ngày ấy nước VN rất nghèo nàn, là một nước thuần nông nhưng ruộng đất lại nằm trong tay một nhóm nhỏ người. Nhóm này lũng đoạn ruộng đất, cho nông dân thuê lại với giá cao gây ra nhiều bất công ngang trái, trong đó có nạn chết đói. Khẩu hiệu của ĐCS là người cày có ruộng. Say khi nắm được chính quyền, họ đã thực hiện lý tưởng trên. Tuy quá trình thực hiện có vài vấp váp gây ra oan khiên, đầu rơi, máu chảy nhưng về cơ bản họ thực hiện được. Với qui định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, chính quyền đã đại diện quản lý đất. Họ tiến hành cấp phát hoặc cho thuê. Rất nhiều người đã có đất mà không qua cơ chế thị trường, nghĩa là được chính quyền cho không. Có thể xem chính quyền là chủ nhân ông của đất, họ có thể cho thuê, cấp phát hoặc thu hồi. Tất nhiên là chủ nhân ông theo luật chứ không phải chủ nhân ông sở hữu tư nhân như ta thấy. Đây là điểm mấu chốt chúng ta cần nhớ rõ.
Số đất nuôi tôm của anh Vươn hiện có không phải là của anh, tức là anh mua hoặc được thừa kế. Đây là đất của chính quyền, anh là người thuê trong 14 năm. Theo hợp đồng đến năm 2007 (hoặc 2008 gì đó) anh phải có nghĩa vụ trả lại. Chính quyền đã có thông báo thu hồi nhiều lần nhưng ông Vươn không chấp nhận nên chính quyền có quyền cưỡng chế thu hồi (hết hạn từ 2007-2008 nhưng đến 2012 mới cưỡng chế, chứng tỏ sự chây ỳ quá lâu). Ông Vươn chống lại việc thu hồi là sai. Ông gắn bom, gài mìn, bắn súng là hành động nguy hiểm. (Tôi phân tích trên cái lý tổng thể còn những kỹ thuật như ai ra quyết định cho đúng, ai làm cho đúng, lý lẽ thu hồi là gì cho hợp,… cái đó chỉ mang tính hình thức).
Giới tranh đấu bênh vực ông vì cho rằng ông có công cải tạo A, B, C… là không đúng. Tôi thuê mảnh đất của bạn, tôi đầu tư xây dựng quán café, sang lấp mặt bằng,… rồi vin vào cớ đó để không trả lại đất cho bạn là không được. Về nguyên tắc chính quyền cho thuê thì chính quyền có thể thu hồi để làm chuyện khác hoặc cho người khác thuê. Anh tham gia cuộc chơi này thì anh phải chấp nhận, anh phải tính toán đầu tư làm sao mình có thể thu hồi được vốn gói gọn trong thời gian đó. Anh không thể lấy lý do là đầu tư, cải tạo quá nhiều rồi giữ lại cho mình, không trả lại cho chính quyền đúng hạn cam kết.
Giới tranh đấu đưa các bằng chứng mất mát như con gái anh bị đuối nước, hay hình ảnh anh là một nông dân thấp cổ, bé họng bị ức hiếp,… để bênh vực anh là không đúng. Làm ăn, sinh sống là phải có rủi ro, anh phải chấp nhận. Nông dân cũng phải chấp pháp như tỷ phú, không thể có sự khác biệt.
Nếu ông Vươn được cho là đúng trong vụ này thì sẽ có ba hệ quả xảy ra:
Thứ nhất nhiều đất đai nhà nước cho một số cá nhân thuê sẽ không thể thu hồi được, như vậy là bất công vì đất thuê tự nhiên biến thành đất chủ.
Thứ hai là tạo ra tiền lệ bạo lực chống lại chính quyền, điều này là nguy hiểm cho việc thực thi quốc pháp.
Thứ ba là chi phí đền bù giải tỏa sẽ tăng lên nhanh chóng, toàn dân sẽ phải trả phí cao hơn để có hạ tầng đường xá, nhà cửa trong khi một số ít may mắn thuê đất trước đây là có lợi. Nếu đất của họ thì lợi là chính đáng (thuận mua, vừa bán) nhưng đất được chính quyền cấp thì không chính đáng. Tôi thấy hiện nay nhiều nhà đấu tranh dân chủ cứ bênh vực chằm chằm cho nông dân nhưng họ không thấy nhiều nông dân tự nhiên được đền bù rất hậu hĩnh, cái may của họ là được nhà nước cấp cho đất có dự án mà thôi. Khi đền bù cao có nghĩa là bạn phải trả nhiều tiền hơn mới có nhà (tôi xem tham nhũng như một hệ số).
Giới tranh đấu bênh vực ông Vươn vì cho rằng có một liên minh âm mưu cướp đất của ông. Điều này có thể đúng nhưng luật pháp là phải nói có sách mách có chứng, chúng ta không thể suy diễn cảm tính lung tung được. Vụ Tiên Lãng hoàn toàn khác với vụ Nọc Nạng. Vụ Nọc Nạng là có đối tượng hưởng lợi mua chuộc quan chức còn vụ này thì chưa thể chứng minh được.
Phân tích như trên không nghĩa là tôi ủng hộ chính quyền hoàn toàn. Dưới góc nhìn logic của chính sách đất đai do họ đưa ra, thực thi thì hành động của họ là đúng. Tuy nhiên đây là cái đúng trong một hệ thống sai.
Khởi nguồn cái sai là họ thực hiện chính sách “người cày có ruộng” một cách phi thị trường. Đúng ra chính quyền phải tôn trọng quyền sở hữu ruộng đất tư nhân, tiến hành tái phân bổ sở hữu qua mua bán, định mức hạn điền như cải cách ruộng đất ở Miền Nam. Nếu thực hiện đúng điều này thì sẽ không có hệ quả tiếp theo là cưỡng chế thu hồi, định giá thu hồi quá cao (có những con đường ở HN chỉ gần km mà chi phí giải phóng mặt bằng lên đến hàng nghìn tỷ) hoặc quá thấp để rồi sinh ra nạn kiện cáo, dân oan. Rõ ràng hai lần sai chưa hẳn là đã đúng.
Nếu chúng ta cứ tiếp tục thực hiện hệ thống sai này thì chắc chắn sẽ sinh ra nhiều dân oan cũng như nhiều tỷ phú trúng đất đền bù cũng như sản sinh ra bầy sâu tham nhũng từ đất cát.
Anh Vươn nếu có công thì công của anh là làm cho hệ thống sai lâu nay âm ỉ, ít người chú ý trở thành nhức nhối. Chỉ khi nào chúng ta sửa được lỗi hệ thống trong chính sách đất đai thì hành động của anh Vươn mới có ý nghĩa. Mọi chuyện xét xử nặng tội hay tha bỏng cũng chỉ làm cho những Đoàn Văn Vươn khác xuất hiện mà thôi, không thể khác hơn được.
Hãy trả lại quyền sở hữu tư nhân đất đai, trả lại tính thị trường cho đất đai. Vận hành nền kinh tế tư nhân để các chủ thể thuận mua vừa bán. Trong hệ thống kinh tế thị trường tự do thì đất cũng chỉ là một nhân tố của nền kinh tế. Nó phải tuân theo qui luật kinh tế thị trường. Vai trò của chính quyền trong hệ thống này chỉ là trọng tài chứ không phải là chủ nhân ông để rồi đi cho thuê hay thu hồi.
Đây chính là hệ thống đúng.
Nguyễn Văn Thạnh
Xem thêm: Nguyễn Tấn Dũng , Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang