Phát biểu trong cuộc tiếp xúc cử tri tại quận 1, TP.HCM trong sáng (17/10), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ, công cuộc xây dựng đảng không phải chỉ phê và tự phê bình là chấm dứt, bản thân nghị quyết TW 4 với 4 mảng vấn đề lớn, mà vấn đề đầu tiên mà Đảng tiến hành là công tác phê bình – tự phê bình, đây là khâu quan trọng, nhưng không phải khâu duy nhất, đây cũng chỉ là kết quả bước đầu. Đối với toàn Đảng, các ban ngành TW và bản thân Bộ chính trị vẫn còn rất nhiều việc phải làm..
|
Tuy nhiên, chủ tịch nước Trương Tấn Sang, giải thích lý do không có quyết định kỷ luật 'đồng chí X',"Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí 'X' không có lỗi.”
Trả lời những thắc mắc của cử tri, Chủ tịch Trương Tấn Sang nêu rõ, công cuộc xây dựng đảng không phải chỉ phê và tự phê bình là chấm dứt, bản thân nghị quyết TW 4 với 4 mảng vấn đề lớn, mà vấn đề đầu tiên mà Đảng tiến hành là công tác phê bình – tự phê bình, đây là khâu quan trọng, nhưng không phải khâu duy nhất, đây cũng chỉ là kết quả bước đầu. Đối với toàn Đảng, các ban ngành TW và bản thân Bộ chính trị vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Về cơ chế giám sát và phản biện đã được nêu ra trong nghị quyết TW 4, cử tri Vương Liêm cho rằng, trong nghị quyết đã nêu rõ cơ chế này sẽ được các cơ quan, đơn vị tổ chức xây dựng trong năm nay, nhưng hiện tại đã là giữa tháng 10 “chúng ta vẫn chưa nghe tăm hơi gì về thông tin cơ chế này được tiến hành như thế nào”.
Tuy nhiên Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh: “Đó chỉ là quyết tâm chính trị, điều dân và đảng đang đòi hỏi chính là hành động”. Chủ tịch nước cũng đề nghị: “Cô, bác, anh chị, các đồng chí, không những người có mặt tại đây mà toàn đảng, toàn dân, toàn quân hay phát huy sức mạnh của nhân dân, phát huy sức mạnh của Đảng” trong công cuộc phòng chống tham nhũng.
" Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí 'X' không có lỗi. "
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
"Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá."
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thừa nhận: "Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu."
"Mặc dù nhiều khuyết điểm, hạn chế có từ các khoá trước, nhưng với trách nhiệm chính trị của cơ quan lãnh đạo hiện nay, Bộ Chính trị và từng Uỷ viên Bộ Chính trị tự nhận thấy sâu sắc trách nhiệm chính trị của mình trước những khuyết điểm, hạn chế đó."
Các kênh thông tin chính thức của nhà nước chưa nêu danh ủy viên Bộ Chính trị nói trên.
' Không thể trù úm cả dân tộc'
Chủ tịch nước thừa nhận vấn nạn tham nhũng là 'sự thật không thể né tránh'; Đảng và chính quyền làm còn chưa tốt và đã nhận lỗi trước nhân dân. Tuy nhiên, ông Trương Tấn Sang cũng đề nghị toàn dân cùng tham gia đấu tranh chống tham nhũng.
Ông nói: “Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng".
"Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào?"
Ông Trương Tấn Sang khẳng định: "Người ta có thể trú úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.
Ông cũng nói: “Nếu chúng ta sợ hãi, cứ để những kẻ xấu len lỏi trong Đảng, trong Nhà nước làm những điều sai trái, làm phương hại đến lợi ích quốc gia, phương hại đến toàn dân chế độ thì thử hỏi toàn dân tộc này, toàn Đảng này, toàn quân này chấp nhận được không? Chắc chắn không chấp nhận được”.
Khóa họp tới của Quốc hội Việt Nam, khai mạc ngày 22/10 tới, sẽ bàn việc thành lập Ban Nội chính Trung ương để làm cơ quan thường trực phòng chống tham nhũng.
Chủ tịch nước thẳng thắn về tình trạng một số người chống tham nhũng bị “trù úm ghê gớm”, nhưng khẳng định “vì lý do sợ sệt đó mà để cho những kẻ xấu len lỏi trong Đảng, trong bộ máy nhà nước, làm những điều sai trái, phương hại đến lợi ích Quốc gia, phương hại đến toàn dân, chế độ, hỏi thử toàn dân, toàn Đảng, toàn quân này có chấp nhận được không – chắc chắn không chấp nhận”.Chủ tịch nước khẳng định: “Người ta có thể trù úm một người, nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.
Kết thúc buổi gặp gỡ, Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Chúng tôi đã làm được nhiều việc, nhưng vẫn chưa tương xứng với mong đợi của Đảng và nhân dân”. “Chúng tôi còn nhiều lỗi lớn, nhưng cũng mong rằng cô bác, anh chị hãy tự suy nghĩ về chức trách của mình. Vì đất nước này, tổ quốc này không phải là của riêng một người, không phải của Bộ chính trị hay ban ngành TW”. Chủ tịch nước cũng khuyên các cử tri đừng thụ động mà hãy bày tỏ chính kiến của mình, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình khi gặp những người nắm cương vị lãnh đạo.
Luật Phòng chống tham nhũng cũng sẽ được bổ sung, trong khi hiện còn chưa rõ Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, hiện vẫn do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng ban, sẽ được kiện toàn như thế nào.
Giới quan sát ghi nhận việc ba vị lãnh đạo cao cấp đều có những hoạt động nổi bật sau khi Hội nghị Trung ương kết thúc.
Gặp cử tri Hà Nội hai ngày sau Hội nghị Trung ương 6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với toàn bộ nền chính trị Việt Nam.
Theo truyền thông trong nước, trong buổi gặp cử tri quận Ba Đình, Hà Nội hôm 17/10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nói rõ Đảng lãnh đạo Quốc hội, cơ quan lập pháp ở Việt Nam nhưng nói Quốc hội sẽ tăng cường vai trò giám sát.
Còn hôm 16/10, Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ kỷ niệm 50 năm Học viện Cảnh sát nhân dân và trao danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Học viện.
Cùng dự lễ với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng còn có Ủy viên Bộ Chính Trị Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang
Xem thêm: Nguyễn Tấn Dũng , Trần Đại Quang