Thiết tưởng quy định là phải mang tính bao quát chung, theo một khung cơ bản. Thế nhưng, các quy định ban hành thời gian gần đây lại ngày càng chi tiết, ràng buộc tính linh hoạt, thậm chí, cấm cả những việc thuộc về tình cảm thiêng liêng của mỗi gia đình, mà Quy định chung của Nghị định 105, điều 4 về tổ chức tang lễ của Bộ VH-TT&DL mới công bố, là một ví dụ cụ thể.
|
Với những lý do và cách giải thích trên chắc hẳn sẽ khiến nhiều người… phì cười vì nhìn hay không nhìn mặt người đã khuất là quyền riêng của mỗi người. Trong khi có một số gia đình không làm ô kính, họ còn để mở nguyên nắp quan tài thì sao, còn việc sợ ô nhiễm môi trường thì đã có cơ quan y tế giám sát và có biện pháp tức thời ngay tại nhà tang lễ. Chuyện lo kính vỡ cũng quá thừa, bởi hơn ai hết, người nhà của người đã mất còn lo hơn các vị.
Tóm lại, càng phân tích càng thấy quy định và cách lý giải tủn mủn, chi tiết, vụn vặt và duy ý chí. Trong khi điều dân mong đợi ở các Nghị định, quy định đưa ra phải là bộ khung vững chắc, làm tốt hơn cho cuộc sống, người dân chỉ việc dựa vào đó mà thực hiện linh hoạt với thực tế ra sao là tùy hoàn cảnh, có thế dân mới muốn làm theo. Đằng này với hàng loạt quy định cấm như đám cưới 50 mâm, không được biếu quà cấp trên vào dịp Tết và giờ đến Nghị định này khiến người dân không khỏi thắc mắc về cách nghĩ của một số công chức. Thử hỏi có ai muốn nhìn mặt người xa lạ đã chết để làm gì!
Xem thêm: Nguyễn Tấn Dũng , Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang