Trên Lao động online và Tiền phong online có đăng bức thư từ nhiệm chức danh thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Sacombank. Trông cách viết thư của cựu Chủ tịch ngân hàng này, khiến người ta nghĩ có phần hơi vội vã và giống như cảnh ép buộc phải làm...Vậy lá thư này viết từ đâu và trong bối cảnh nào?
|
Thư viết tay từ nhiệm của ông Đặng Văn Thành
|
|
Nhìn thư viết tay của ông Đặng Văn Thành, người ta liền nghĩ đến bức thư từ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank của ông Phạm Trung Cang. Cũng nguệch ngoạc, rồng rắn lên mây như thư của ông Thành. Trông cách thể hiện thư viết tay của các ông nhiều người nhiên sự luyện chữ viết của các đại gia và có lẽ cũng thông cảm vì lâu không dùng chữ ngoài những dòng vắn tắt phê chỉ đạo và quen có thư ký , trợ lý đánh máy.
Nhưng vấn đề ở đây, hai lá thư đều không đánh máy! Viết vội vã và có lẽ cho xong việc....từ nhiệm.
Đối với ông Cang cũng như ông Trần Xuân Giá - cựu Chủ tịch HĐQT ACB, sau khi có thông tin công bố từ nhiệm thì vài hôm sau, hai ông chính thức được Bộ Công an thông báo khởi tố điều tra. Và, có thể xác định, ông Cang, ông Giá đã bị cơ quan điều tra triệu tập và đã khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình. Tức nhiên khi ấy, công việc làm còn lại là các ông phải ngồi trong trụ sở cơ quan điều tra để viết luôn đơn xin từ nhiệm và cơ quan điều tra chỉ cần tiến hành thủ tục tố tụng khởi tố bị can "nguyên" chức danh các ông ấy, chứ không thể khởi tố bị can các ông ở vị trí đương nhiệm. Vì nếu như vậy sự việc mang tính nhạy cảm này sẽ nặng nề và vô hình chung tạo sự náo loạn thị trường tài chính tiền tệ và hậu quả không lường được.
|
Thư viết tay từ nhiệm của ông Phạm Trung Cang cũng trong tình trạng giống ông Đặng Văn Thành
|
|
|
Ở trường hợp ông Thành vẫn vậy. Lá đơn từ nhiệm của ông cũng viết trong tình hình như thế (tức, trong trụ sở cơ quan điều tra) và chắc chắn trong vài ngày nữa, Bộ Công an cũng công bố thông tin chính thức và báo chí trong nước sẽ đăng tin công khai.
Xem thêm:
Nguyễn Tấn Dũng ,
Trần Đại Quang