Chúng tôi- Nhóm Biên tập Google.tienlang là những cựu sinh viên Đại học Luật Hà Nội. Chúng tôi- lớp luật gia trẻ. Với ông Nguyễn Đình Lộc, chúng tôi thuộc thế hệ con, cháu. Chúng tôi không được vinh hạnh quen biết vớiông. Thế nhưng, qua các thầy cô ở Đại học Luật Hà Nội, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện về ông Nguyễn Đình Lộc- một trí thức tiêu biểu, mộtchuyên gia sâu về nhiều ngành luật, đặc biệt là Luật Hiến pháp và Luật Hình sự. Ông chính là Trưởng ban Soạn thảo Bộ luật Hình sự hiện hành. Tại 2 kỳ họp của Quốc hội vào năm 1999, ông là người trực tiếp đứng ra báo cáo, thuyết trình và tiếp thu ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội về từngđiều, khoản của Bộ luật Hình sự.
Chính vì vậy, chúng tôi bất ngờ khi thấy ông Nguyễn Đình Lộc giao du với mấy ông "nhân xĩ chí thức" bô xít, thậm chí lại còn làm "Trưởng đoàn"...
Ông Nguyễn Đình Lộc là người đứng ở số thứ tự 33 trong danh sách Kiến nghị 72, đồng thời là "Trưởng đoàn" trao Kiến nghị này cho Quốc hội ngày 04-2-2013.
Thì ra ông Nguyễn Đình Lộc đã bị lợi dụng.
Chúng ta hãy nghe ông Lộc trực tiếp nói về sự lợi dụng này như thế nào:
(Phút 19:14:31) phóng viên VTV giới thiệu: Từng là người đứng đầu ngành tư pháp, ông Nguyễn Đình Lộc cho rằng đợt lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã huy động được sự đóng góp rộng rãi của nhân dân cả nước.
Ông Nguyễn Đình Lộc phát biểu khen ngợi đợt lấy ý kiến nhân dân lần này "rộng rãi", "có những địa phương gửi đến từng hộ", "công phu", mặc dù "còn có thể làm tốt hơn nữa, nhưng được như thế là đáng mừng rồi", tuy "thật ra cũng có những vấn đề cần phải rút kinh nghiệm".
Phóng viên: Trong đợt lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Ủy ban Dự thảo Hiến pháp công bố, đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia đóng góp ý kiến. Trong khi đó thì có một số người tự ý xây dựng một bản Dự thảo Hiến pháp và một bản Kiến nghị gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, rồi lấy chữ kí tán thành bản Kiến nghị đó. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Đình Lộc (phút 19:16:34 -- 19:15: 18): Phải nói rằng, phần tôi thật ra đóng vai trò thì cũng... nói là trưởng đoàn thì có vẻ như to lắm, nhưng thật ra thì đến đấy mới được lên trưởng đoàn (cười to), đến lúc trao thì mới được lên trưởng đoàn. Thế thành ra... sao gọi là trưởng đoàn... Còn trước đó thì thật ra những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia. Vì tôi là nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho nên các đồng chí, các bạn ấy có vẻ tín nhiệm giao việc trao thôi, chứ còn tôi không tham gia vào việc xây dựng cái tờ văn bản ấy. Cho nên bây giờ mọi người cứ bảo là tôi thế này tôi thế kia. Nếu mà tôi làm thì tôi nhận thôi, nhưng bởi vì tôi không làm cái đó. Chính anh em khác bảo làm. Hôm ấy mình chỉ là người đến đấy thì được giao làm trưởng đoàn... thế thôi. Tất nhiên thì (cười) trước khi trao phải đọc. Tôi cũng có nghiên cứu, và bản thân tôi lúc bấy giờ cũng có muốn sửa một số chỗ. Sau các đồng chí bảo là không, vì là cái này công bố trên mạng rồi, bây giờ mình sửa thì không nên. Cho nên vẫn cứ trao. Thật ra thì đến lúc đó thì mới giao cho tôi trao. Trước đó không trao đổi kĩ. Tôi thấy là là... cũng có lúc định là người khác trao. Nhưng mà cái hôm cuối cùng, gặp nhau trước khi ấy, thì lại bảo là bác Lộc phải trao. Thì tôi trao. Như tôi đã nói, việc viết những cái văn bản ấy, tôi không tham gia. Tất nhiên tôi có tham gia ý kiến. Nhưng tôi không phải là người biên tập. Còn cái dự thảo mà gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 thì tôi hoàn toàn không tham gia. Cũng không phải là người thành lập cái nhóm đó. Kí là kí vào cái đoạn 7 điểm thôi, chứ còn cái Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 tôi không hề biết cái đó
Nguồn Tiên lãng