cho từ chức nếu tín nhiệm thấp? Liệu còn đủ sức thực hiện? Phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng trong lễ bế mạc Hội Nghị trung Ương 6: "không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị" về bản chất đã mang nhiều vấn đề bất cập,sao không chỉ đích danh là một đồng chí nào? Sau đây là toàn văn cuộc gặp của ông Nguyễn Phú Trọng với cử tri tại quận Ba Đình
Lấy phiếu tín nhiệm để cảnh tỉnh, răn đe, chỉ thế thôi sao? |
Trước vấn đề được nhiều cử tri quan tâm là kỳ này Quốc hội sẽ bàn việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Quốc hội bầu ra, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Việc lấy phiếu tín nhiệm là một hình thức giám sát. Ít nhất là để nhắc nhở, cảnh tỉnh, răn đe”.
Theo cử tri Phan Đức Thuyên (phường Kim Mã), cá nhân ông rất vui mừng trước sự phát triển đi lên của đất nước, song ông cũng cảm thấy buồn trước hiện tượng một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống, xa rời lý tưởng cách mạng. “Tại sao bao năm qua trung ương đã có những nghị quyết về đấu tranh phòng chống tham nhũng nhưng vẫn chưa ngăn chặn và đẩy lùi được tệ nạn này? Bởi chúng ta chưa có quyết tâm chính trị cao. Chưa xử lý kịp thời, kiên quyết những kẻ vi phạm đó hoặc có xử lý với hình thức giơ cao đánh khẽ, không công khai nên không đủ sức răn đe và rất ít tác dụng” - ông Thuyên trăn trở.
Đề cập một trong những vấn đề nóng liên quan đến sửa đổi Luật đất đai đang được nhiều cử tri quan tâm, cử tri Đinh Văn Dung (phường Trúc Bạch) cho rằng điều quan trọng nhất trong lần sửa luật tới đây là phải giải quyết được vấn đề giá đất. “Chúng ta quy định giá bồi thường sát với giá thị trường, nhưng giá thị trường do ai xây dựng, ai công bố và phải có cơ chế nào để xác định giá thị trường? Giải quyết được vấn đề giá đất bồi thường, tôi nghĩ sẽ giải quyết được tình trạng khiếu nại liên quan đến thu hồi đất” - ông Dung kiến nghị.
Ngoài vấn đề xây dựng luật, theo ông Dung, một trong những vấn đề Quốc hội cần đổi mới trong hoạt động, đó là tập trung giám sát đối với các lĩnh vực đang hoạt động còn hạn chế. “Tôi nghĩ công tác giám sát của Quốc hội tới đây cần tập trung ở hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đất đai. Việc giám sát này vì mục tiêu giúp phát hiện kịp thời các vấn đề để kịp thời chất vấn, xử lý để nâng cao trách nhiệm người đứng đầu” - ông Dung nói.
Ghi nhận những kiến nghị của cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ: “Kinh nghiệm ở Quốc hội đã cho tôi một bài học, đó là phải tăng cường lấy ý kiến phản biện”. Đề cập vấn đề lấy phiếu tín nhiệm đang được “dư luận hết sức quan tâm”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lấy phiếu tín nhiệm là một hình thức cảnh tỉnh, răn đe để từng vị trí phải cố gắng. “Những trường hợp có phiếu tín nhiệm dưới mức quá bán thì phải bỏ phiếu tín nhiệm, lúc đó là bãi miễn. Việc này sẽ được người dân góp ý, giám sát, nếu làm được việc lấy phiếu tín nhiệm thì rất tốt, đây cũng là một hình thức giám sát, chí ít là răn đe” - Tổng bí thư nhấn mạnh.
Xem thêm: Nguyễn Tấn Dũng , Trần Đại Quang