|
Thời báo Hoàn Cầu, phụ bản của Nhân dan nhật báo, viết: “Mỹ đã nhiều lần ngăn cản các công ty Trung Quốc tham gia vào cuộc cạnh tranh nội địa của Mỹ dưới chiêu bài “an ninh quốc gia”. Nước Mỹ đang dần dần xuống cấp thành một đất nước phi lý”.
Nhật báo tiếng Anh China Daily cũng lên án báo cáo của Hạ viện Mỹ, trích dẫn lời của Huo Jianguo, Giám đốc học viện thương mại quốc tế Trung Quốc, cho rằng chính trị Mỹ, nhất là cuộc vận động tranh cử đang diễn ra, có vai trò quyết định đối với nội dung và thời điểm công bố báo cáo của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ. “Báo cáo có ý đồ chính trị rõ ràng bởi vì đưa ra một thái độ cứng rắng đối với doanh nghiệp Trung Quốc sẽ giúp giành thêm được lá phiếu của cử tri trong cuộc tranh cử đang diễn ra”, tờ báo viết. Ông này quên hoặc không biết rằng, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ là cơ qua dân cử, lưỡng đảng và không phụ thuộc vào đường lối bất cứ đảng nào.
|
***
Vụ Huawei và ZTE chỉ là vụ mới nhất trong hàng loạt xung đột về thương mại, kinh tế giữa hai cường quốc Mỹ-Trung trong bối cảnh cả hai nước đều đang bước vào giai đoạn thay đổi lãnh đạo. Đại hội lần thứ 18 đảng Cộng sản Trung Quốc, khai mạc ngày 8-11 sắp tới, sẽ chọn ra ban lãnh đạo của nước này và trong thời điểm hiện nay không nhà lãnh đạo nào tỏ ra mềm mỏng trước sức ép từ bên ngoài. Còn tại Mỹ, cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra ngày 6-11 và trong cuộc tranh cử cả hai ứng viên Barack Obama của đảng Dân chủ và Mitt Romney của đảng Cộng hòa đều tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc cả về kinh tế thương mại lẫn vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển.
Tổng thống Obama mới đây đã ngăn cản một công ty Trung Quốc mua một cơ sở điện gió ở bang Oregon, đã kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới hành vị trợ cấp bất hợp pháp cho sản phẩm phụ tùng xe hơi; còn ứng viên Mitt Romney đã nhiều lần phê phán chính sách duy trì giá trị đồng nhân dân teek ở mức thấp như một biện pháp trợ cấp xuất khẩu và ngăn cản hàng nhập khẩu.
Dù mạnh yếu khác nhau, cả hai ứng viên tổng thống Mỹ đều phê phán “những nổ lực của Trung Quốc thúc đẩy xuất khẩu bằng trợ cấp tiền bạc, tín dụng ưu đãi dưới mức lãi suất thị trường, chính sách ưu đãi thuế và giao đất đai nhà cửa thuộc tài sản nhà nước”. Nhờ những biện pháp này, “các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã ngăn được các công ty Mỹ và công ty nước ngoài khác chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu thị trường trong hàng loạt lĩnh vực kinh tế Trung Quốc”. Việc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và chính sách kìm giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc cũng là những vấn đề thường bị phê phán. Tuy nhiên, cho đến nay chính phủ của Tổng thống Obama gần như chưa có động thái quyết liệt nào đẻ ngăn chặn làn sóng nhập siêu ồ ạt từ Trung Quốc, cũng như chưa dứt khoát trong việc ngăn chặn các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc thâu tóm các công ty Mỹ.
Về phần mình, Trung Quốc thường tố cáo việc “tấn công cơ chế tài trợ xuất khẩu của Trung Quốc là một biện pháp giành sự ủng hộ của cử tri” và cảnh cáo, mọi sự giới hạn, cản trở hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ hay cản trở đầu tư doanh nghiệp Trung Quốc tại Mỹ đều chỉ có hại cho người tiêu dùng Mỹ vì họ không còn được mua hàng hóa với giá rẻ, như lập luận của Tân hoa xã trích dẫn ở trên.
Hiện nay, với các cuộc ” thay bậc đổi ngôi” đang đến gần, có khả năng cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều ra sức bảo hộ thị trường va nguy cơ xung đột về kinh tế thương mại Mỹ-Trung là hoàn toàn có thể xảy ra mà vụ “cấm cửa” các tập đàon Huawei và ZTE có thể là phát pháo hiệu.
TBKTSG
Xem thêm: Nguyễn Tấn Dũng , Trần Đại Quang