Vì sao vị thành niên phạm tội tăng dần?
|
Thượng tướng cho rằng: “Chính vì thiếu giáo dục cho nên một bộ phận không nhỏ thanh niên, thiếu niên quá đề cao giá trị vật chất, có lối sống hưởng thụ, coi thường kỷ cương pháp luật, lệch lạc về đạo đức, lối sống. Có nhiều em nghiện Game, thiếu tôn trọng người lớn, thường xuyên nói tục, chửi thề, rồi bỏ học, đánh hội đồng”.
Một nguyên nhân nữa, cũng là một trong những nguyên nhân nảy sinh tội phạm trong thời gian vừa qua đó là: “Do tác động của tình hình kinh tế – xã hội của chúng ta gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp phải phá sản, người dân thiếu việc làm…”
Có một thực tế mà chúng ta là người Việt Nam phải nhìn nhận rằng, đạo đức xã hội xuống cấp do ảnh hưởng rất nhiều tác động từ bên ngoài và bản thân sự rèn luyện tu dưỡng của từng con người. Hiện tượng ứng xử bạo lực với nhau có xu hướng gia tăng, nhiều vụ việc người dân vì thiếu hiểu biết pháp luật cũng dễ bị lôi kéo vào việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Nhận xét về tình hình này, Thượng tướng Trần Đại Quang chia sẻ: Trong thực tế cũng đã từng xảy ra rất nhiều vụ rất khó có thể phát hiện và ngăn ngừa một cách chủ động được. Thí dụ, hai người bạn ngồi chơi với nhau, ăn uống, chuyện trò rất là vui vẻ, nhưng chỉ có tranh luận với nhau 1 vấn đề, rồi nảy sinh mâu thuẫn rồi có khi dẫn đến thực hiện phạm tội, nảy sinh hành vi phạm tội. Điều đó rất là đáng tiếc. Chúng tôi cũng đã cố gắng phối hợp với các ngành, các đoàn thể, nhà trường và xã hội để tăng cường các biện pháp giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn các hiện tượng này. Nhưng quả thật là rất khó khăn. Bởi vì không thể lúc nào cũng có lực lượng công an ở khắp mọi nơi, mọi chốn để kịp thời ngăn chặn những hành vi phạm tội này được.
Bộ Công an sẽ làm gì…?
Trả lời về những chủ trương để khắc phục, giải quyết tình hình phát sinh nan giải trong việc giáo dục trẻ vị thành niên, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết: “Sắp tới, chủ trương của chúng tôi, sẽ phải tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật. Tăng cường phối, kết hợp với các ngành để giáo dục, tuyên truyền năng cao đạo đức xã hội. Và kết hợp chặt chẽ phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ. Rồi tập trung trấn áp các loại tội phạm nguy hiểm, không để tội phạm lộng hành”.
Thiết nghĩ, với kế hoạch và chủ trương phối hợp chặt liên ngành với các cơ quan chức năng, gia đình thế hệ trẻ một cách chặt chẽ, người dân có thể tin rằng: Bộ Công an sẽ sớm giải quyết ổn thỏa các vấn đề liên quan đến an ninh xã hội, sẽ giảm thiểu được lượng lớn trẻ vị thành niên phạm tội, đưa xã hội vào nề nếp phát triển…
Nếu như cam kết của Bộ trưởng Trần Đại Quang: “Không để tội phạm lộng hành”, được thực hiện thành công, điều đó có nghĩa người phạm tội sẽ bị trừng trị, phải trả đúng giá mình gây ra. Theo đó, vấn đề công ăn việc làm cho người lao động sẽ được giải quyết; Thành phần thất học trong xã hội sẽ ít dần, thay vào đó là trình độ dân trí sẽ được nâng cao. Khi con người ta có cơ hội tiếp cận cái tốt, cái đẹp; có nền tảng gia đình hạnh phúc, được giáo dục tốt, sống trong môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh; các tổ chức xã hội và chính quyền tạo điều kiện giúp người lỗi lầm tìm được mái ấm thật sự. Thì xã hội sẽ phát triển, an toàn và văn minh là điều có thể trở thành hiện thực.
Xem thêm: Nguyễn Tấn Dũng , Trần Đại Quang